Trẻ sơ sinh có nốt trắng trong miệng là tình trạng các bé rất hay gặp phải. Vậy những nốt trắng đó là gì và xử lý ra sao? Không phải bố mẹ nào cũng có đủ kiến thức về vấn đề này. Vì vậy, bài viết dưới đây đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này để bố mẹ tìm cách xử lý an toàn cho các bé.
1. Trẻ bị nổi nốt trắng trong miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Thông thường, nốt trắng thường xuất hiện ở vùng nướu, lưỡi, hai bên trong má, mặt trong môi, niêm mạc miệng kèm theo mụn nước. Các nốt này rất dễ vỡ và khi vỡ sẽ gây ra tình trạng lở loét nhẹ khiến bé bị đau, khó chịu, nhất là khi ăn uống.
Tuy chỉ là những vết lở loét nhỏ nhưng nếu bố mẹ không xử lý kịp thời và xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý cho con thì tình trạng chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó.
Những nguyên nhân thường gặp của việc nổi mụn trắng trong miệng trẻ:
– Do cặn sữa mẹ đọng lại khi cho con bú trong khoảng 2 tháng đầu tiên
– Do trẻ dùng nhiều kháng sinh nên hệ vi khuẩn bên trong bị rối loạn
– Do nấm miệng, nhiễm trùng nấm Candida Albicans gây ra, thường xảy ra ở trẻ từ 16 tháng tuổi trở lên và cả người lớn
– Do các bé không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi, phát triển. Hoặc có thể do núm vú chưa được khử trùng, làm sạch cũng khiến miệng trẻ bị viêm nhiễm khi ngậm vào
– Có thể là 1 trong những triệu chứng của bệnh tay, chân, miệng. Tuy nhiên mụn trắng ở bệnh này sẽ xuất hiện ở nhiều hơn chứ không riêng ở miệng
– Do mẹ dùng thuộc kháng sinh, thuốc kháng axit, steroid hoặc mẹ bị dị ứng, stress…cũng làm tăng nguy cơ gây lây nhiễm nấm sang con.
Có thể thấy, nổi mụn trắng trong miệng là bệnh thường thấy ở trẻ. Dù khá lành tính và mau khỏi nhưng nếu không kiều trị nhanh chóng, kịp thời thì bệnh gì cũng sẽ lây lan nhanh và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn.
Nếu để lâu gây viêm loét trong miệng, bé sẽ chán ăn, quấy khóc, bỏ bữa gây ra tình trạng sụt cân. Nguy hiểm hơn là những vết loét này sẽ lây lan sang vòm họng, dạ dày, thậm chí tới đường tiêu hóa. Vì vậy, điều trị đúng lúc, đúng cách vẫn là phương pháp tối ưu nhất.
2. Cách điều trị khi trẻ sơ sinh có nốt trắng trong miệng
Việc trẻ sơ sinh có nốt trắng trong miệng tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây ra khó chịu cho bé. Bố mẹ nên tham khảo các việc cần làm dưới đây để giữ vệ sinh sạch sẽ cho con và giúp con cảm thấy dễ chịu hơn
– Việc làm cần thiết tại nhà
+ Khi phát hiện thấy dấu hiệu nổi mụn trắng trong miệng ở trẻ, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho con để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bằng cách rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày. Có hai loại gạc rơ lưỡi cho trẻ là gạc rơ lưỡi khô thông thường và gạc rơ lưỡi có tẩm dịch. Loại tẩm dịch sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và an toàn hơn so với gạc khô. Bởi trong loại này có chứa nhiều thành phần có tác dụng diệt khuẩn như nước muối sinh lý, dịch chiết lá hẹ, xylitol… và gạc cũng được tiệt trùng, an toàn hơn rất nhiều so với gạc khô tự pha dịch.
+ Giặt quần áo cho bé thật sạch sẽ, vệ sinh núm vú, đồ chơi, những vật mà bé hay tiếp xúc kỹ lưỡng để phòng một số trường hợp bé hay đưa tay vào miệng. Mẹ có thể sử dụng một số loại kem ngăn ngừa tình trạng nứt đầu ti để mẹ không cảm thấy đau khi con bú và giữ an toàn cho trẻ.
+ Nên cho bé ăn các thực phẩm dạng lỏng, dễ ăn như cháo, súp, canh…để bé đỡ cảm giác khó chịu khi nhai. Tránh cho trẻ ăn các thức ăn quá cứng, hoặc các thức ăn quá mặn, nóng sẽ khiến các mụn trắng dễ vỡ ra gây ra lở loét, viêm nhiễm khó lành.
+ Không nên cho bé uống thuốc kháng sinh nếu chưa thật sự cần thiết bởi dùng nhiều chất kháng sinh cũng có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu thật sự cần cho bé uống thì phải tuân thủ theo liều lượng của bác sĩ. Một số loại thuốc thường dùng trong trường hợp này là: thuốc Nystatin chống nấm dùng rơ lưỡi, thuốc Miconazole chống nấm dùng đường bôi, thuốc Fluconazole chống nấm dùng đường uống…
– Đưa trẻ đi khám tại các phòng khám, bệnh viện uy tín
Ngoài các việc làm cần thiết ở nhà để giữ vệ sinh cho bé, tránh để vi khuẩn lây lan thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bác sĩ sẽ trực tiếp khám bệnh để đưa ra kết luận đúng nhất về tình trạng bệnh của con và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ hợp lý.
Lời kết
Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn đều nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng khi trẻ sơ sinh có nốt trắng ở miệng, đồng thời có những biện pháp vệ sinh hợp lý để ngăn ngừa bệnh cho con. Chúc các mẹ chăm sóc bé thật tốt bé luôn khỏe mạnh!