Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay là tình trạng thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy chị em phụ nữ không nên chủ quan mà cần tìm hiểu kỹ bệnh của mình và xử lý kịp thời. Bạn có thể đọc bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin chi tiết.
Mục Lục
1. Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay do đâu?
Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay là tình trạng thai phụ có những biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da và gây cảm giác khó chịu.
Nổi mề đay ở bà bầu thường chuyển biến qua 2 giai đoạn:
+ Nổi mề đay cấp tính: các triệu trứng trên chỉ xuất hiện ở mức nhẹ, đột ngột, diễn biến bệnh chỉ kéo dài vài giờ đến dưới 6 tuần sẽ tự dịu dần và khỏi.
+ Nổi mề đay mãn tính: các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn, tái phát theo từng đợt khi có điều kiện thích hợp. Diễn biến bệnh thường kéo dài trên 6 tuần, thậm chí cả tháng hoặc cả năm.
2. Biểu hiện khi bị dị ứng nổi mề đay
Các mẹ nên lưu ý những biểu hiện của bệnh để phát hiện kịp thời và tìm cách điều trị:
– Da nổi mẩn đỏ
Các nốt mẩn này có thể nổi cục như bị muỗi đốt hoặc thành từng mảng. Kích thước, màu da của vùng bị mẩn có thể khác nhau tùy theo tình trạng, giai đoạn bệnh.
– Có cảm giác ngứa nhẹ hoặc dữ dội
Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu biểu hiện rõ nhất về đêm, sáng sớm hoặc khi vận động nhiều làm mồ hôi tiết ra
– Cơ thể mệt mỏi, hạ huyết áp
Tình trạng này thường xảy ra ở những bà bầu nổi mề đay ở cuối thai kỳ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, có thể gây ra những thay đổi về tâm lý khiến triệu chứng càng nghiêm trọng.
– Có thể sưng, phù cả môi, mí mắt hoặc những vùng da mỏng nếu bệnh ngày càng nặng
– Vùng da bị tổn thương do nổi mề đay có thể lan sang các vùng da khác
– Có thêm những triệu chứng khác
Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có thể kèm theo các triệu chứng như rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, tụt huyết áp, đau đầu, mệt mỏi, đi vệ sinh ra khí hư…
3. Nguyên nhân của nổi mề đay
Bệnh dị ứng nổi mề đay ở thai phụ thường do sự mất ổn định về tâm lý và cơ thể gây ra
– Do sự thay đổi nội tiết tố
– Do mẹ bị căng thẳng, stress kéo dài
– Do sức đề kháng của bà bầu yếu làm hệ miễn dịch giảm khiến những yếu tố dị nguyên có điều kiện tấn công
– Do mẹ dùng quá nhiều thuốc
– Do vùng bụng bị kéo dãn, căng nở dẫn đến tổn thương da bụng, dễ gây ra phát ban, ngứa ngáy
– Do bà bầu có cơ địa nhạy cảm
– Do sự thay đổi trong chế độ ăn uống
– Do thời tiết thay đổi, bà bầu không kịp thích nghi
– Do côn trùng đốt
4. Cách điều trị khi nổi mề đay
– Các mẹ nên thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống
+ Mặc quần áo cotton mát mẻ, mềm mại
+ Không dùng sữa tắm quá mùi hoặc chứa nhiều hóa chất mạnh
+ Không sử dụng chất khử mùi
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa kỹ càng hàng ngày
+ Giữ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều nước, hoa quả, rau xanh… và hạn chế các thức ăn dễ gây kích thích dị ứng như hải sản, cà phê, rượu bia…
– Các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian
+ Dùng trà thảo mộc
Một số loại thảo mộc như atiso, trà hoa cúc…đều giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Không những vậy, các loại trà này cũng có tác dụng chuyển hóa chất béo, giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
+ Dùng cây kinh giới
Cây kinh giới chứa nhiều tinh dầu nóng và tính hàn giúp làm ấm cơ thể. Bạn chỉ cần rang nóng cả cây với muối cho tới khi chuyển vàng thì gói vào khăn sạch, chườm lên vùng da bị ngứa. Lặp lại nhiều lần cho tới khi khỏi hẳn là được.
+ Dùng mướp đắng
Mướp đắng giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, diệt khuẩn cũng như chống virus. Bạn cần thái nhỏ mướp đắng, đun với nước trong 10 phút và thêm chút muối. Bạn dùng nước này để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay, bã mướp đắng để đắp trực tiếp lên da để dịu cơn ngứa.
+ Dùng lá khế
Tính ôn trong lá khế giúp giải độc, chữa lở loét tốt. Chị em hái một nắm lá khế, rửa sạch và đun với 3 lít nước. Khi nước ấm thì các mẹ dùng để tắm cho dịu cơn ngứa và nên duy trì việc này khoảng 2,3 ngày để giảm mề đay, mẩn ngứa
+ Bổ sung nhiều nước
Các mẹ cần bổ sung nước thường xuyên để thanh lọc, giải độc cơ thể
– Đi khám bác sĩ
Nếu vùng bị dị ứng quá nghiêm trọng thì các mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự sử dụng thuốc bôi da hoặc thuốc uống để tránh có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai nhi.
Kết luận
Hy vọng với bài viết trên đây, các bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có thể nắm rõ các triệu chứng, tình trạng bệnh và cách điều trị hiệu quả để mau chóng khỏi bệnh và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh!