Trong dân gian Việt Nam có rất nhiều nghi lễ, phong tục về chuyện dựng vợ gả, chồng. Có những quan niệm từ xưa đến nay vẫn còn le lói trong xã hội bây giờ trước khi đi đến hôn nhân là lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống. Quan niệm này liệu còn phù hợp với thời đại bây giờ ?
Mục Lục
Nguồn gốc của câu “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”.
Việc dựng vợ gả chồng là vấn đề quan trọng của cuộc đời mỗi con người, là kết quả của tình yêu khi đã chín muồi và đi đến hôn nhân. Vấn đề này không chỉ liên quan đến vợ và chồng mà còn liên quan đến con cái, bố mẹ.
Tính cách con cái thông thường sẽ ảnh hưởng từ bố, mẹ và chịu ảnh hưởng qua quá trình chung sống từ bé trước khi tiếp xúc với xã hội. Mặc dù không hoàn toàn đúng nhưng sẽ vẫn có một số nét biểu hiện tương đồng. Cũng như một đứa trẻ có khoẻ mạnh từ bên trong hay không, có bị nhưng căn bệnh bẩm sinh do di truyền hay không đều phù thuộc vào cả bố và mẹ. Từ đó mà ông cha thời xưa đã đúc kết ra câu nói “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.
Thế nào là lấy vợ xem tông?
Lấy vợ xem tông (kén tông) là câu nói hướng đến các bạn nam khi đặt chân vào một mối quan hệ yêu đương để tiến tới hôn nhân, trước tiên phải cần tìm hiểu họ hàng, bố mẹ của họ, xem lai lịch nhà gái, hoàn cảnh, tính cách các thành viên trong gia đình, có bệnh tật không. Từ đó đi tới chuyện hôn nhân của cả hai bên.
Trên thực tế con trai thường hay được hưởng tính cách của cha, con gái thì ngược lại. Nhưng đa số đều ít nhiều đều của cả bố và mẹ, nên khi tìm hiểu trước (xem tông) gia đình nhà gái có bố mẹ chung thuỷ, tần tảo, thì bạn đã chọn cho mình được một cô gái tuyệt vời, được nuôi dạy và giáo dục rất tốt.
Thế nào là lấy chồng xem giống ?
Lấy chồng xem giống sẽ được hiểu trước khi lấy chồng người con gái cũng như gia đình nhà gái sẽ tìm hiểu xem phia gia đình nhà trai từ bố mẹ, anh chị em họ hàng, nói nôm na là nòi giống mấy đời có tốt không, có có mắc bệnh di truyền không, cao to hay thấp bé không …. Bởi đa số phần đông cho rằng đứa con sinh ra được thừa hưởng gen tốt hay xấu, cao, thấp là từ bố. Không ai muốn con mình sinh ra bệnh tật hay ốm yếu phải không nào mặc dù đây không phải là tất cả do gen bố.
Ý nghĩa của câu nói lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống
Nhờ những nguyên nhân kể trên mà người ta luôn đặt nặng vấn đề lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống. Bởi đó được coi như là nền tảng để bạn có một cuộc sống sau hôn nhân hạnh phúc, có những đứa trẻ khoẻ mạnh, được nuôi dạy từ phẩm chất đến đạo đức một cách tốt nhất.
Xem tông, xem giống ở đây không hẳn là việc mọi người hay nghĩ là tìm đến trốn sang giàu, đến những gia cảnh có điều kiện tốt để dựng vợ gả chồng, mà tìm hiểu về tính cách gia đình, cội nguồn, có hạnh phúc, có ốm đau bệnh tật không. Tính cách mỗi người đa phần do nhiều yếu tố xã hội chi phối nhưng trước khi bị chi phối bởi xã hội bên ngoài thì giáo dục gia đình chính là nền tảng cho họ khi bước chân ra ngoài.
Câu nói này cũng mang hàm ý muốn các bạn trẻ hiện nay nên tìm hiểu kĩ, cẩn thận về một người trước khi bước tới cuộc sống hôn nhân. Bởi các bạn trẻ hiện nay bước vào tình trang sống thử và vội vã tiến tới hôn nhân khi chưa tìm hiểu kĩ đối phương hậu quả sẽ có những sự đổ vỡ, nhưng điều không mong muốn.
Cuộc sống gia đình rất phức tạp và sẽ càng phức tạp hơn khi có cho mình những đứa trẻ vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kĩ đừng nên vội vàng mà ảnh hưởng đến bản thân cũng như nền tảng để giáo dục những đứa con của mình.
Quan niệm lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống có còn đúng với xã hội hiện nay ?
Các cụ có cho mình các câu nói này bởi lẽ ai cũng mong muốn gả con cái mình cho dâu hiền, rể thảo, gia đình nề nếp gia phong, có những đứa cháu khoẻ mạnh.
Hôn nhân là vấn đề hệ trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn cũng như các thế hệ gia đình, xã hội. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển chúng ta lại rất dễ mù quáng trong tình yêu mà nhiều người còn sẵn sàng vứt bỏ đánh đổi tất cả để đi theo tiếng gọi con tim rồi hậu quả để lại rất nặng nề. Không thể phủ nhận câu nói lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống là lạc hậu, lỗi thời mà thay vào đó ta nên hoà hợp nó, áp dụng những thứ có thể nhất và tốt cho bản thân trước khi tiến đến hôn nhân.
Các bạn trẻ thường cho rằng câu nói lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống là cổ hủ, phong kiến. Nhờ ý nghĩ đó mà ngày nay khái niệm “sống thử” các bạn trẻ áp vào đó để có những cuộc tìm hiểu nhau “thần tốc” để đi đến một cuộc hôn nhân chưa sẵn sàng và hậu quả là những cuộc ly hôn cũng “thần tốc” có cho mình những đứa trẻ quá sớm để rồi ảnh hưởng đến tâm sinh lí của trẻ. Nhờ có những khái niệm trên mà gia đình ông bà, bố mẹ hầu như muốn lấy những lí do đó mà khuyên bảo con cái vì gia đình có êm ấm, hạnh phúc thì con cái, xã hội mới phát triển được.
Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ thế nào là lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống cùng với những thắc mắc về quan niệm của câu nói ấy và áp dụng nó sao cho thật phù hợp để bạn có thể tìm thấy một nửa còn lại của mình thật phù hợp và có một cái kết thật viên mãn.