Giao dịch bảo đảm là gì? Cục đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay gồm những cơ quan và đơn vị nào? Các nguyên tắc cần nắm khi đi đăng ký giao dịch bảo đảm. Tất cả các thắc mắc trên sẽ được lý giải cụ thể, chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Giao dịch bảo đảm là gì?
Giao dịch bảo đảm là một loại hợp đồng dân sự. Các bên liên quan có thể tự thỏa thuận với nhau hoặc do pháp luật quy định. Đây là sự lựa chọn của các bên liên quan về việc lựa chọn một trong các phương pháp đảm bảo quyền lợi của mình dựa trên pháp luật. Giao dịch bảo đảm rất quan trọng vì sẽ dự phòng và ngăn ngừa những hậu quả xấu do các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Các trường hợp cần tới cục đăng ký giao dịch bảo đảm gồm: thế chấp tàu biển, cầm cố tàu bay, thế chấp tài sản, thế chấp quyền sử dụng đất đai. Trong trường hợp khác như cầm cố tàu biển hay thế chấp tài sản gắn liền với đất… thì các giao dịch bảo đảm lại càng cần thiết hơn. Vậy những cơ quan đơn vị nào sẽ cho phép đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký sẽ cần phải lưu ý những vấn đề gì, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Các cục đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay
Theo điều số 9 Nghị định 102/2017/ NĐ-CP thì các cơ quan sau đây sẽ có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm cho người dân:
Cục Hàng không
Cục Hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải sẽ có quyền cung cấp thông tin và thực hiện đăng ký các biện pháp đảm bảo an toàn tàu bay. Đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký các giao dịch bảo đảm liên quan đến tàu bay.
Cục Hàng hải
Cục Hàng hải hay còn có tên gọi khác là Cục vụ Hàng hải. Đơn vị này trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và cũng có quyền thực hiện đăng ký cũng như cung cấp thông tin liên quan đến các biện pháp bảo đảm cho tàu biển. Ngoài việc áp dụng điều số 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, thì hoạt động đăng ký giao dịch tại đơn vị này còn sử dụng thêm các quy định của Bộ luật Hàng hải nước ta.
Các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm khác
Các chi nhánh và Văn phòng đăng ký đất đai
Các chi nhánh văn phòng đăng ký đất và văn phòng đăng ký đất trực thuộc Sở Tài nguyên môi trường có quyền đăng ký giao dịch bảo đảm. Lĩnh vực được phép đăng ký bao gồm: cung cấp các thông tin và biện pháp liên quan nhằm đảm bảo quyền sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có quyền tiến hành xây dựng và tổ chức hệ thống các cơ quan đăng ký giao dịch đất gồm: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của cấp huyện, Văn phòng đăng ký và sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký đất thuộc Sở Tài nguyên Môi trường.
Trung tâm đăng ký giao dịch
Đây cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký giao dịch bảo đảm bất động sản và các tài sản khác. Trung tâm đăng ký giao dịch sẽ vận dụng các khoảng 1, 2, 3 và điều số 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP để thực hiện. Cơ quan này sẽ giúp Bộ Tư pháp quản lý đăng ký giao dịch bảo đảm và các thông tin liên quan đến giao dịch nói trên.
Một số nguyên tắc khi đến cục đăng ký giao dịch bảo đảm
- Các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký và thông tin kê khai phải phù hợp với nhau và phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
- Thông tin đã đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ được cung cấp cho các cá nhân và cơ quan nhà nước có nhu cầu tìm hiểu.
- Thực hiện đúng thứ tự giao dịch giống như đã đăng ký với cơ quan đăng ký có thẩm quyền.
- Cơ quan hoặc Cục đăng ký giao dịch bảo đảm không được yêu cầu nộp thêm những loại giấy tờ mà pháp luật không quy định.
- Người đăng ký không được phép yêu cầu cơ quan, cục đăng ký sửa tên, nội dung hợp đồng trong trường hợp chính người kê khai mắc lỗi.
Các nguyên tắc trên thể hiện sự tiến bộ về đăng ký giao dịch hiện nay, đảm bảo thực hiện đúng Thông tư liên tịch số 09 và Nghị định số 102/2017/ NĐ/CP. Việc thường xuyên bổ sung và thêm mới các nguyên tắc sẽ tránh được nhiều bất cập đáng tiếc trong quá trình người dân tiến hành giao dịch.
Thời hạn hiệu lực của cục đăng ký giao dịch bảo đảm
Thời điểm có hiệu lực thực thi là thời điểm cơ quan hay cục đăng ký giao dịch bảo đảm ghi các nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. Đây cũng là thời điểm cơ quan này tiếp nhận và nộp hồ sơ.
Thời hạn có hiệu lực của giao dịch bảo đảm được tính kể từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực đến thời điểm xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
Trên đây là các thông tin liên quan đến cục đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay. Hi vọng các thông tin của bài viết sẽ phần nào đó giúp bạn có thêm kiến thức và chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ liên quan nếu cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm.